HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA UY TÍN TOÀN QUỐC - TIÊU CHUẨN PHÁP hà nội hải phòng nghệ an đà nẵng TP HCM

Một số điều bạn cần nắm rõ khi bị áp xe răng khôn !

January 24, 2018

Áp xe răng khôn là kết quả của việc viêm nhiễm quanh thân răng, nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng con người. Bị áp xe răng khôn nên điều trị như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy lắng nghe những chia sẻ trong bài viết sau đây! 

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là răng mọc trễ nhất trên cung răng (mọc vào khoảng từ 18 đến 25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị lệch và ngầm.

Một số điều bạn cần nắm rõ khi bị áp xe răng khôn 1

Bị áp xe răng khôn gây ra những cơn đau nhức dữ dội 

1. Áp xe răng khôn – Bị áp xe răng khôn có triệu chứng gì? 

Áp xe răng khôn là tình trạng răng mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên lâu ngày gây ra hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm lợi trùm, sau đó tạo túi mủ (áp xe), cứng hàm.

Do vậy khi các triệu chứng sau xuất hiện thì chứng tỏ bạn đã bị áp xe răng khôn nên khẩn trương đến cơ sở nha khoa thăm khám và điều trị sớm tránh dẫn đến biến chứng:

  • Đau răng, nhai đau, cắn mạnh hoặc thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau
  • Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Có vị đắng trong miệng
  • Hơi thở có mùi, miệng hôi
  • Có thể lên cơn sốt
  • Hàm cứng lại, ăn nhai khó

Một số điều bạn cần nắm rõ khi bị áp xe răng khôn 2

Khi có dấu hiệu bị áp xe răng khôn nên điều trị sớm 

2. Bị áp xe răng khôn điều trị như thế nào hiệu quả?

Nếu bị áp xe răng khôn không được phát hiện và chưa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nhiễm trùng nhiều trường hợp phải nhổ bỏ. Lúc này điều trị sẽ tốn cả thời gian và chi phí. Cách tốt nhất là nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ viêm, từ đó sẽ có cách xử lý thích hợp.

Tùy vào từng trường hợp sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng thông thường mục đích xuyên suốt quá trình điều trị là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh các biến chứng do áp xe răng gây ra.

  • Bị áp xe răng khôn mức độ nhẹ:

+ Dùng thuốc khánh sinh để chống nhiễm trùng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ

+ Có thể dùng thuốc hạ sốt nếu trường hợp bị hành sốt

+ Súc miệng nước muối để làm dịu cơn đau

+ Chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Một số điều bạn cần nắm rõ khi bị áp xe răng khôn 3

Bị áp xe răng khôn mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ

  • Bị áp xe răng khôn số 8 – Mức độ nặng

Cách điều trị áp xe răng số 8 tốt nhất là nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt mà không cần cố gắng bảo tồn như các răng khác. Răng này cũng không đóng vai trò gì trong quá trình ăn nhai của cung hàm.

Hiện nay, với công nghệ nhổ răng thế hệ mới thì bạn có thể yên tâm về độ an toàn. Tuy nhiên, quan trọng là cần lựa chọn một địa chỉ nhổ răng khôn tốt để loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra cũng như giảm đau tối đa.

Lưu ý:

  • Sau khi nhổ, bệnh nhân có thể thấy hiện tượng sưng nhức, chảy máu hoặc bầm tím. Đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại, quan trọng là cách vệ sinh và chế độ ăn uống.
  • Để nhanh cầm máu và giảm đau răng, bệnh nhân cắn chặt miếng gạc vô trùng trong 45 phút.
  • Hiện tượng sưng nhức có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Để giảm sưng, bạn có thể chườm lạnh sau mỗi 20 phút, mỗi lần chườm khoảng 10 phút.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi nhổ răng khôn.

Một số điều bạn cần nắm rõ khi bị áp xe răng khôn 4

Nhổ răng là giải pháp tối ưu khi bị áp xe răng khôn mức độ nặng 

Tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được hỗ trợ thăm khám tư vấn nhổ răng khi bị áp xe răng khôn.

Mọi thông tin liên hệ hoặc cần giải đáp về vấn đề bị áp xe răng khôn cũng như bệnh lý răng miệng khác, vui lòng gọi đến số 1900.6900 hoặc điền vào mẫu tư vấn dưới đây. Chào bạn!

Ý kiến của bạn

Bạn đang xem: Một số điều bạn cần nắm rõ khi bị áp xe răng khôn ! trong Điều trị áp xe răng