Trang chủ Phương pháp chữa đau răng triệt để nhất mang lại hiệu quả 100% Đau răng uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả nhất?

Đau răng uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả nhất?

Những cơn đau nhức răng diễn ra thường xuyên và liên tục ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nếu chưa có thời gian đến cơ sở nha khoa để thăm khám thì có thể sử dụng thuốc để giảm đau răng, vậy đau răng uống thuốc gì an toàn và giảm đau ngay lập tức?

1. Xác định nguyên nhân đau răng để uống thuốc phù hợp

Muốn biết đau răng uống thuốc gì để trị nhức răng hiệu quả nhất, bạn nên xác định rõ nguyên nhân gây đau răng là gì. Theo các bác sĩ nha khoa, có rất nhiều tác nhân dẫn đến đau răng như:

➤ Đau răng do vi khuẩn

  • Các vi khuẩn tồn tại hình thành trong các mảng bám và cao răng gây nên, tác động vào nướu và chân răng gây nên cảm giác đau nhức. Lâu dần sẽ phá hủy cấu trúc răng, khiến răng vỡ mẻ, lung lay, có thể mất răng.
  • Các loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Actinomyces vicosus, Streptococus Mutans gây sâu răng, viêm nha chu, sreptococcus viridians gây áp-xe răng…

Đau răng uống thuốc gì phải dựa vào nguyên nhân làm đau răng

Đau răng uống thuốc gì phải dựa vào nguyên nhân làm đau răng

➤ Đau răng do bệnh lý

  • Đau nhức răng do bệnh lý sâu răng, viêm nướu, nha chu
  • Đau răng do răng khôn mọc lệch
  • Răng đau nhức có thể do sau điều trị

➤ Đau răng do chấn thương va đập

  • Đau nhức răng do răng bị sứt mẻ, va đập
  • Đau răng do lực nhai khiến mòn thân răng

Ngoài ra đau răng do thiếu vitamin C, khoáng chất dẫn đến răng bị yếu dễ chịu tác động từ lực bên ngoài.  Trong đó, viêm nướu và sâu răng là hai nguyên nhân đau răng cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đau răng. Vậy đau răng uống thuốc gì là cách trị nhức răng hiệu quả nhất?

2. Đau răng uống thuốc gì để điều trị đau răng hiệu quả nhất

Đau răng uống thuốc gì để mang lại hiệu quả sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, nguyên nhân bệnh lý ra sao sau khi nha sỹ thăm khám trực tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số loại thuốc chữa đau răng thường được sử dụng như sau:

2.1. Thuốc giảm đau

Nếu bạn bị những cơn đau nhức răng hành hạ, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid để cắt nhanh triệu chứng đau răng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến như:

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cắt giảm các cơn đau nhức

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cắt giảm các cơn đau nhức

  • Codeine: Các bác sĩ thường kê toa thuốc này cho bệnh nhân trong trường hợp đau răng nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải, theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng liên tục trong nhiều ngày để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Oxycodone: Nếu bệnh nhân gặp hiện tượng đau răng nặng, các bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc này với liều lượng vừa đủ nhằm đáp ứng việc điều trị.
  • Hydrocodone: Đây là loại thuốc giảm đau mạnh, thường chỉ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân đau răng nặng, viêm nhiễm răng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây nghiện nên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng và cần có sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

2.2. Thuốc kháng sinh

Trong các trường hợp đau răng do vi khuẩn, gây viêm nhiễm thì thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm thuyên giảm cảm giác đau nhức tạm thời mà không thể chống lại vi khuẩn, khiến tình trạng sâu răng ngày một nặng thêm và bạn cũng không thể sử dụng thuốc giảm đau cả đời.

Đau răng uống thuốc gì? Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định

Đau răng uống thuốc gì? Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định

Vậy đau răng uống thuốc gì để ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh này? Một số loại thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định như:

  • Clindamycin: Thuốc có công dụng rất cao trong việc ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh sâu răng.
  • Amoxicillin: Thuộc nhóm Penicillin, thuốc giúp ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Penicillin: Đây là loại thuốc thường được các bác sĩ kê toa nhiều nhất, có tác dụng giết vi khuẩn, giúp chấm dứt các cơn đau răng nhanh chóng.
  • Erythromycin: Thuộc nhóm macrolide, thuốc giúp  có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, làm giảm tình trạng viêm lợi, viêm nha chu,…

2.3. Bổ sung Vitamin, khoáng chất

Bên cạnh một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, bạn cũng nên sử dụng thêm các loại thuốc bổ sung vitamin như vitamin: C, A, D3, B2, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.

Cần bổ sung vitamin, khoáng chất để răng miệng chắc khỏe hơn

Cần bổ sung vitamin, khoáng chất để răng miệng chắc khỏe hơn

 Tuy nhiên, khi bị đau răng việc dùng thuộc giảm đau răng không có sự chỉ định của bác sỹ sẽ rất nguy hiểm. Do vậy cách tốt nhất, bạn nên sắp xếp thời gian đến trung tâm nha khoa uy tín để bác sỹ thăm khám và tư vấn cách điều trị triệt để bằng các cách chữa đau răng một cách chi tiết nhất.

  • Đau răng do sâu răng, viêm nướu lợi ⇒ Điều trị dứt điểm bệnh lý, nạo vết sâu, lấy cao răng
  • Đau răng do chấn thương, va đập, mòn men ⇒ Phục hồi răng, bằng hàn trám, bọc sứ…
  • Đau răng do răng khôn mọc lệch ⇒ Chỉ định nhổ răng

3. Lưu ý cách phòng tránh và chăm sóc răng miệng tốt nhất

Để không cần phải băn khoăn đau răng uống thuốc gì mang lại hiệu quả. Với phương châm, phòng bệnh hơn trị bệnh, để phòng tránh chăm sóc răng miệng tốt nhất bạn nên lưu ý những điều sau đây:

+  Nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/1 ngày kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng

Chăm sóc răng miệng là cách giúp bạn thoát khỏi lo lắng đau răng uống thuốc gì? 

Chăm sóc răng miệng là cách giúp bạn thoát khỏi lo lắng đau răng uống thuốc gì? 

+ Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường, bởi đây là tác nhân kết hợp vi khuẩn tạo acid phá hủy men răng.

+ Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện kịp thời các bệnh răng miệng từ đó có cách điều trị thích hợp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc đau răng uống thuốc gì của nhiều bệnh nhân hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý cũng như cách chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo Hotline 1900.6900 hoặc gửi câu hỏi về form đăng ký bên dưới để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị sưng lợi: sưng lợi nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bị sưng lợi: sưng lợi nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Sưng lợi là bệnh lý răng miệng khá phổ biến thường gặp ở nhiều người. Nhưng thực tế,  hầu hết mọi người đều chưa nắm rõ những thông tin cơ bản về tình trạng viêm lợi, nguyên nhân cũng như cách điều trị vô tình khiến bệnh ngày càng nặng thêm. Sưng lợi là ...

Máy đo hôi miệng Halimeter – hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả

Máy đo hôi miệng Halimeter – hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng là bệnh lý không chỉ gây phiền toái với bệnh nhân và ngay cả bác sĩ cũng cảm thấy áp lực khi chữa trị hôi miệng. Vì thế, máy đo hôi miệng Halimeter ra đời để hỗ trợ bác sĩ đo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ...

Đau chân răng số 7 phải làm thế nào để khắc phục?

Đau chân răng số 7 phải làm thế nào để khắc phục?

Đau chân răng số 7 thường do sâu răng và đem đến cho người bệnh sự đau đớn, phiền toái gấp nhiều lần răng bình thường. Bởi răng số 7 là răng có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong cung hàm. Bài viết sau sẽ giúp bạn ...

Nhận biết bệnh viêm quanh chân răng và cách điều trị khỏi 100%

Nhận biết bệnh viêm quanh chân răng và cách điều trị khỏi 100%

Viêm quanh chân răng là bệnh lí thường gặp khi chế độ chăm sóc răng miệng không tốt, gây tổn thương rất lớn đến các tổ chức quanh răng. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức ...

Tổng hợp bí kíp giúp giảm đau sau khi nhổ răng nhanh nhất !

Tổng hợp bí kíp giúp giảm đau sau khi nhổ răng nhanh nhất !

CÂU HỎI Thưa bác sĩ, có cách nào giúp giảm đau sau khi nhổ răng không ạ? Em mới đi nhổ 1 chiếc răng sâu ở nha khoa gần nhà, tuy nhiên khi nhổ về được 1 ngày thì cảm thấy đau nhức dữ dội. Đến nay đã là ngày thứ 3 nhưng cơn đau ...

Sưng mộng răng và cách chữa sưng mộng răng hiệu quả nhất!

Sưng mộng răng và cách chữa sưng mộng răng hiệu quả nhất!

Sưng mộng răng là hiện tượng nướu bị sưng đỏ, chảy máu lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang tìm hiểu sưng mộng răng là gì và đâu là cách chữa sưng mộng răng hiệu quả? Thì hãy tham khảo ngay bài viết sau ...