Miệng khô và đắng -Tổng hợp đầy đủ các nguyên nhân gây nên
March 8, 2018Miệng khô và đắng là tình trạng sức khỏe răng miệng thường gặp ở một số người, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Miệng khô và đắng nguyên nhân do đâu? Bài viết sau sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn. Hãy tham khảo ngay!
Miệng khô và đắng chính là cảm giác trong miệng có vị đắng vào mỗi buổi sáng thức dậy hay khi ăn. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khẩu vị của người bệnh lâu dần người bệnh không còn cảm giác ngon miệng, nhạt, đắng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên:
Miệng khô và đắng là triệu chứng thường gặp ảnh hưởng đến khẩu vị của người bệnh
1. Miệng khô và đắng do thở bằng miệng
Thói quen thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng miệng khô và đắng khi ngủ mà đa số người bệnh thường gặp.
Bởi vì, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta sản sinh ra ít nước bọt hơn, nên nếu bạn thường xuyên thở bằng miệng thì sẽ khiến bệnh khô miệng trở nên nặng nề hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Đây là nguyên nhân hay gặp phải khi mắc bệnh khô miệng khi ngủ dậy.
Thở bằng miệng được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến miệng khô và đắng
2. Tổn thương thần kinh khiến miệng đắng và khô
Miệng khô và đắng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt.
Tình trạng không có nước bọt, cảm giác ngon miệng sẽ giảm bởi vì nước bọt cũng truyền hương vị của thực phẩm đến các tế bào thần kinh trong miệng và họng.
Tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến việc điều tiết nước bọt
3. Miệng khô và đắng có thể do tuyến nước bọt bị nhiễm trùng
Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, bệnh tuyến nước bọt tự miễn hoặc sỏi tuyến nước bọt sẽ làm giảm việc tiết nước bọt.Sự thay đổi thành phần trong nước bọt, khiến việc tuần hoàn huyết dịch ở dưới lưỡi gặp khó khăn.
Khi bị đắng miệng thường kèm theo các triệu chứng phụ khác như lưỡi bị đỏ, rêu lưỡi mỏng và chuyển sang màu vàng nhạt, thường bị chóng mặt, đau đầu, tinh thần mệt mỏi, buồn phiền.
Miệng khô và đắng có thể do tuyến nước bọt bị nhiễm trùng
4. Các bệnh lý cơ thể khiến miệng khô và có cảm giác đắng
Miệng khô và đắng có thể dẫn đến do các bệnh lý mất nước, xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, suy tim, hội chứng tăng urê máu…
Một số bệnh lý khác cũng khiến cho tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn: cấy ghép tủy xương, rối loạn nội tiết, căng thẳng, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng. Bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, HIV/AIDS, viêm khớp và hội chứng Sjogren…cũng có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.
Miệng khô và đắng là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn
5. Tuổi tác cũng là yếu tố khiến miệng khô và đắng
Theo thống kê có khoảng 20-25% người cao tuổi bị mắc chứng bệnh miệng khô và đắng. Ở người cao tuổi, lượng nước bọt tiết ra ngày càng ít dần, người bệnh khó nhai, khó nuốt thức ăn khô.
Các rối loạn do khô miệng nặng dần theo lứa tuổi, nước bọt quánh đặc, ít hơn, niêm mạc miệng trở nên đỏ, khô, lưỡi bóng, gây đau răng khi ăn.
Miệng khô và đắng là triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi
6. Thói quen hút thuốc khiến miệng khô và đắng ngày càng nặng
Có rất nhiều lý do để bỏ thuốc và khô miệng là một trong những lý do chính đáng. Hút thuốc không gây khô miệng nhưng các chất trong thuốc lá sẽ làm bệnh khô miệng trầm trọng thêm. Cồn và cafein cũng gây miệng khô và đắng ngày càng nghiêm trọng.
Theo các nghiên cứu y học, miệng khô và đắng chính là dấu hiệu quan trọng giúp người bệnh nhận biết tình trạng sức khỏe của cơ thể. Do vậy khi có biểu hiện của các triệu chứng bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời cải thiện sức khỏe.
Sử dụng chất kích thích thường xuyên khiến triệu chứng miệng khô và đắng thêm nặng
Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Paris về triệu chứng miệng khô và đắng, nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về vấn đề sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6900 để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.
Bạn đang xem: Miệng khô và đắng -Tổng hợp đầy đủ các nguyên nhân gây nên trong Tin tức nha khoa
- Nguyên nhân và cách chữa hôi miệng cho bà bầu an toàn nhất
- Máy đo hôi miệng Halimeter – hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả
- Thuốc đau răng rodogyl – Giảm đau răng CẤP TỐC tại nhà
- Sau khi nhổ răng khôn KIÊNG ăn gì và NÊN ăn gì là tốt nhất?
- Nguyên nhân và cách chữa trị triệt để bệnh viêm kẽ chân răng
- Bị chua miệng là bệnh gì? Cách chữa trị bệnh chua miệng
- Sâu răng quá nặng – Cách khắc phục cho từng trường hợp cụ thể
- Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? [Chuyên gia tư vấn]
- DẤU HIỆU nhận biết sâu răng BIỂU HIỆN như nào qua từng giai đoạn
- Bị sâu răng phải làm sao? Điều trị “Tại Nhà” có HIỆU QUẢ không?
- Trẻ em bị sâu răng sữa – Nguyên nhân & Cách điều trị TRIỆT ĐỂ
- 3 Cách chữa sâu răng ở trẻ em ĐƠN GIẢN hiệu quả CỰC NHANH