Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến hiện nay, nhưng rất nhiều người đều e ngại khi phải đến phòng khám nha khoa để điều trị, dẫn đến tình trạng sâu răng quá nặng. Vậy sâu răng quá nặng phải làm sao để chữa trị?
Khi sâu răng đã lan rộng, vi khuẩn tấn công chuyển hóa đường thành axit khiến răng bị ăn mòn và vỡ mẻ dần sẽ khiến chiếc răng sâu của bạn đau nhức, suy giảm chức năng ăn nhai và mất thẩm mỹ.
Sâu răng quá nặng khi này nên bọc răng sứ. Răng vỡ mẻ lớn sẽ được nạo sạch vết sâu để ngăn chặn mầm mống vi khuẩn phát triển và lây lan, tiếp theo răng được mài cùi và cuối cùng thay thế bằng thân răng sứ.
Răng sứ được chế tạo có hình dáng, kích thước và màu sắc giống răng thật, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao và phục hồi chức năng ăn nhai tốt cho bạn.
Răng sâu quá nặng bị vỡ lớn sau khi đã bọc răng sứ tại Paris. Lưu ý hiệu quả tùy thuộc vào từng trường hợp
Bọc răng sứ cho hiệu quả lên đến hàng chục năm và có thể lâu hơn nếu bạn lựa chọn dòng răng sứ không kim loại. Nếu phát hiện tình trạng răng sâu trở nên trầm trọng, bạn hãy tìm cách điều trị kịp thời, tránh biến chứng viêm tủy răng, viêm chóp răng, áp xe răng.
Viêm tủy là biến chứng khi sâu răng quá nặng để lâu ngày không được chữa trị. Đầu tiên, axit do vi khuẩn tạo ra ăn mòn đến men răng, ngà răng gây sâu răng, theo thời gian, vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng gây viêm nhiễm và hình thành những cơn đau răng buốt nhói đến tận óc.
Trường hợp này, các bác sĩ khuyên bạn nên điều trị nội nha lấy tủy để chữa đau răng và bảo tồn răng thật tối đa. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ hút sạch phần tủy bị hoại tử của bạn, sau đó trám bít xoang rỗng bằng nhựa nha khoa gutta percha.
Điều trị nội nha lấy tủy khi sâu răng quá nặng biến chứng thành viêm tủy răng
Chiếc răng sau khi lấy tủy sẽ không được khỏe mạnh, bền chắc như trước. Vì thế bạn tránh dùng lực nhai mạnh vào chiếc răng hoặc tốt nhất nếu có điều kiện thì nên bọc răng sứ.
Bảo tồn răng vẫn là phương án hàng đầu khi điều trị một chiếc răng bị bệnh lý, tuy nhiên nếu sâu răng quá nặng không thể cứu vãn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để chấm dứt cơn đau răng và mầm mống vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong chiếc răng ấy.
Sau khi nhổ răng, bạn có thể thực hiện trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép implant để phục hồi chức năng ăn nhai và tình thẩm mỹ.
Quan sát bằng mắt thường thôi bạn cũng có thể phát hiện ra nếu chiếc răng sâu của bạn bị vỡ mẻ. Cơn đau răng sâu khác với đau răng do viêm tủy.
Khi đau răng sâu, cơn đau không dữ dội, biểu hiện rõ rệt nhất khi ăn nhai. Còn với đau răng do viêm tủy, cơn đau dữ dội, buốt nhói đến tận óc. Đau thành từng cơn và thường đau về đêm.
Nếu tình trạng sâu răng quá nặng hãy nhờ sự can thiệp của bác sĩ sớm nhất
Cách tốt nhất để biết sâu răng quá nặng của bạn có phải nhổ răng hay không hay có thể điều trị bằng cách nào là đến trực tiếp nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách trị sâu răng trực tiếp. Bạn nên đi khám và chữa trị càng sớm càng tốt để có thể giảm thiểu những biến chứng và chi phí điều trị một cách tối đa.
Nếu muốn tư vấn thêm về tình trạng sâu răng quá nặng trong từng trường hợp cụ thể cần làm như thế nào, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo hotline 1900.6900 hoặc đến trực tiếp các cơ sở Paris trên toàn quốc để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí nhé!
Câu hỏi: Chào bác sỹ, dấu hiệu nhận biết sâu răng qua từng giai đoạn biểu hiện như thế nào ạ? Gần đây em soi gương thấy chân răng của em có vài chấm đen nhỏ, em không biết có phải là bệnh sâu răng không? Mong bác sỹ giải đáp sớm giúp em, em xin chân ...
Bị sâu răng phải làm sao? Nên điều trị tại nha khoa hay có thể chữa trị tại nhà? Theo con số thống kê năm 2018 có đến hơn 60% dân số bị mắc bệnh sâu răng. Thế nhưng, hầu hết họ lại rất “lười” đến nha khoa mà chỉ chữa tại nhà, như vậy ...
Trẻ em bị sâu răng sữa là tình trạng bệnh lý răng miệng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên các bậc phụ huynh lại rất lơ là trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ mà không biết rằng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng và ...
Đến 80% cha mẹ hiện nay không quan tâm đến trình trạng răng miệng của trẻ dẫn đến sâu răng ở trẻ em. Hãy tìm hiểu ngay những nguy hiểm khi trẻ bị sâu răng sữa và 3 cách chữa sâu răng hiệu quả nhất cho bé qua bài viết sau đây! 1. Vì sao phải ...
Câu hỏi: Chào bác sĩ, sâu răng ở trẻ 4 tuổi nên làm gì là tốt nhất ạ? Bé nhà em bị sâu 2 chiếc răng hàm, em nghĩ răng sữa rồi cũng thay nên không quan tâm lắm, nhưng dạo gần đâu nhiều răng khác cũng bị sâu theo, bé thường xuyên kêu đau ...
Câu hỏi: Thưa bác sỹ. Bệnh sâu răng ở người lớn nên điều trị như thế nào hiệu quả? Em bị sâu răng đã một thời gian, gần đây răng bị sâu nặng bị mẻ lớn và thường xuyên đau nhức, vùng nướu bị sưng to ăn uống rất khó khăn ạ! (Hồng Hạnh – Hà ...